HƯỚNG DẪN LÀM BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E – LEARNING

I. Tìm hiểu thuật Ngữ E-Learning

            E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.

            Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mang Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…

            Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp… Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ như: các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá học diễn ra. Học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học.

II. Đặc điểm nổi bậc E-Learning

         E-Learning có các đặc điểm nổi bật sau:

       1.  Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…


     2.  Hiệu quả của e-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do e-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.

        3.  E-Learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời.

III. Một số hình thức đào tạo E-Learning


Có một số hình thức đào tạo bằng E-learning, cụ thể như sau:

         1. Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.

        2. Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training.

         3. Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.

         4. Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên...

5. Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web...

IV. Công cụ hỗ trợ làm E-Learning

            Bài giảng e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ..., và tuân thủ một trong các chuẩn SCROM, AICC
Bài giảng e-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi.


            Công cụ hỗ trợ soạn bài giảng điện tử E – LEARNING không thể thiếu đó là phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003,2007,2010,2013,2016,2019 và tích hợp một số phần mềm sau:
Một số phần mềm soạn bài giảng E- Learning:

1. Adobe Presenter
2. LectureMAKER;   
3. MS Producer       
4. Articulate      
5. Adobe Authorware;     
6. Adobe Captivate;     
7. Adobe Connect     
8. Adobe Director
9. Ispring Presenter 
10. Wondershare PPT2flash
11. Camtasia                 
12. LMS Dokeos           
13. LMS Moodle           
14. Lectora

V. Trình tự làm một bài giảng E-Learning


       1.   Phần thiết bị: Cần có webcam hoặc điện thoại có chế độ quay phim, microphone.
     2.   Phần mềm: Lựa chọn phần mềm phù hợp. Thí dụ: Hai phần mềm Adobe Presenter, Ispring Presenter  là một lựa chọn phù hợp hiện nay – vì có thể tận dụng bài có sẵn trên Powerpoint.

       3.   Soạn bài trình chiếu Powerpoint mình muốn làm bài giảng điện tử E – LEARNING.

       4.   Soạn thông tin về mình (là báo cáo viên, giáo viên…).

      5.   Xây dựng giáo án, kịch bản cho giờ học, bài học: Cần làm gì? Chuẩn bị gì? trình tự ra sao…

       6.   Xuất ra kết quả bài giảng điện tử trên máy tính, tự chạy, trên mạng, trên tệp pdf.

       7.   Lưu ý sự khác nhau về khái niệm: Giáo án là kế hoạch lên lớp giảng  một bài nào đó Các bài trình chiếu bằng Powerpoint không phải là giáo án.
(Trích từ tài liệu tập huấn bài giảng điện tử e-Learning của Cục CNTT – Bộ GD&ĐT).

VI. Các bước tạo bài giảng E-Learning từ powerpoint.

Yêu cầu

      1. Máy tính xách tay có webcam và micro hoặc máy tính để bàn thì bạn có thể mua webcam rời (hiện nay có thiết bị webcam gắn sẵn micro).
      2. Phần mềm Presenter cài đặt cùng với chương trình PowerPoint ở đây mình sẽ cài đặt phần mềm Adobe Presenter, Ispring Presenter .
      3. Soạn bài trình chiếu bằng PowerPoint (nên sử dụng bài có sẵn để biên tập lại).
      4. Ảnh của báo cáo viên (giáo viên trực tiếp giảng).
      5. Các clip, tranh ảnh và thí nghiệm ảo cần thiết cho việc thiết kế bài giảng.

Chuẩn bị ban đầu:
Phần 1 : Chuẩn bị và những điều cần lưu ý.

1.Tạo thư mục ban đầu cho việc chứa thiết kế bài giảng 

        - Bạn phải thực hiện thao tác này để sau này có thể chỉnh sửa, di chuyển dễ dàng không bị lỗi
        - Tiếp đó bạn cho tất cả những gì cần thiết cho việc biên tập giáo án vào thư mục vừa tạo 
        - Tên thư mục không nên gõ có dấu 
        - Khi copy sang máy khác nên để đúng ổ để không bi sai đường dẫn.

2. Những điều cần lưu ý

       - Thiết kế bài giảng trên PowerPoint 
             Dùng phần mềm PowerPoint thiết kế bài giảng bình thường nhưng các bạn cần chú ý những kinh nghiệm sau đây: 
                    + Chỉ thiết kế với các kênh chữ và kênh hình (dạng tranh và ảnh), còn clip và audio thì dùng phần mềm Adobe Presenter, Ispring Presenter 
để đưa vào sau. 
                   + Nên dùng nền trắng chữ đen, phông chữ nên dùng Arial (mã nguồn Unicode); cỡ chữ 24 hoặc to hơn. 
                    + Các hiệu ứng click chuột vào nút như phần trò chơi không thực hiện được khi bạn đóng gói, cho nên cần tư duy tạo phương án khác. 

                     + Khi thiết kế bạn nên đặt tên cho các slide để khi người học dễ quan sát 

* Cách để đặt tên cho slide trong PowerPoint
Ở khung bên trái của giao diện thiết kế chương trình PowerPoint bạn chọn Outline 

3. Một số chú ý khi cài đặt phần mềm

         - Tắt mạng
         - Tắt PowerPoint
         - Win 7 cài bản 
Adobe Presenter bản mới nhất
         - 
Không update phần mềm sau khi cài đặt


Phần 2 : Cài đặt phần mềm

         Truy cập vào đường link bên dưới trang để tải bộ cài đặt về máy tính. Sau đó tiến hành cài đặt như các chương trình khác, cụ thể như sau:
Chú ý:
  • Đóng chương trình PowerPoint trước khi cài đặt.
  • Chọn bộ cài tương ứng với phiên bản của hệ điều hành là 32 bit hoặc 64 bit.
+ Bước 1: Chạy tệp tin iSpring Suite 9.exe để quá trình cài đặt chương trình bắt đầu.
+ Bước 2: Chọn I accept the terms in the License Agreement => chọn Install

+ Bước 3: Chọn Launch.


       Như vậy bạn đã cài đặt xong iSpring Suite 9. Chương trình cho phép bạn dùng thử 14 ngày và sau 14 ngày này nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng thì bạn phải mua bản quyền với giá 770 đô la hoặc tìm cách kích hoạt trên Google

Sau khi cài xong cần chú ý
        1. Tắt cửa sổ chương chạy ra
        2. Khởi động chương trình PowerPoint kiểm tra
        3. Khi sử dụng kết hợp PowerPoint cần Save file PowerPoint
        4. Cài đặt một số phần mềm hỗ trợ 
                        K-Lite_Codec_Pack_580_Full 
                        QuickTime


4. Cấu trúc một bài giảng: 

        - Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright (bản quyền) nếu thấy cần, giống như trang đầu của bài giảng PowerPoint thường làm.
        - Tạo trang mục tiêu bài dạy: 
           + Các trang thể hiện nội dung bài giảng: Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng (câu hỏi không nhất thiết cứ phải cho điểm). Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh, bài tập giao về nhà…
           + Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web hay các hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc.
        - Trang kết thúc: Cám ơn.


Phần 3: KHAI BÁO VÀ THIẾT ĐẶT BAN ĐẦU

         1. Tạo thông tin về người giảng
               Adobe Presenter / Prefernces / Add / Khai báo / OK
                    Bạn muốn chỉnh sửa thông tin thì nháy nút Edit ở hộp thoại đầu, hoặc muốn xóa thông tin thì chọn Delete.
        2. Thiết lập ban đầu cho trình chiếu.
               Adobe Presenter / Presenter Settings / Appearance 
               Cách đặt tên bài giảng và chọn giao diện bài giảng 
               Adobe Presenter / Presenter Settings / Playback 
               Thiết lập chế độ trình chiếu .


Phần 4: BIÊN TẬP ÂM THANH (AUDIO)

         -Thiết kế trên PowerPoint thật hoàn thiện với kênh hình và kênh chữ.
        -Viết lời giảng ra giấy thật cẩn thận chi tiết, chuẩn về ngôn ngữ, chuẩn về kiến thức, trọng tâm tránh dài dòng. Viết theo hình thức sau: slie1: nói gì ghi ra; slide 2: nói gì ghi ra… để sau này bạn có thể nhờ người bấm ghi hộ còn bạn thì đọc cho chuẩn.


        2.  Điều chỉnh để ghi được âm thanh 


           1.Chú ý: Adobe Presenter / Preferences / Audio Sourece / Chọn chế độ Microphone hoặc Line in 
           2.Ghi lời giảng như thế nào?
                  Adobe Presenter / Record Audio / hộp thoại ghi âm xuất hiện
           3.Chèn file audio có sẵn vào bài giảng. 
                  Adobe Presenter / Import audio / sẽ cho bạn một hộp thoại 
          4.Đồng bộ âm thanh đã chèn với từng hiệu ứng .
                  Adobe Presenter / Sync audio / sẽ cho bạn một hộp thoại 
          5.Chỉnh sửa âm thanh lời giảng . 
                  Adobe Presenter / Edit Audio / sẽ cho bạn một hộp thoại 

Phần 5: LÀM VIỆC VỚI CLIP

          1) Quay hình và ghi âm trực tiếp:  Adobe Presenter / Capture Video 
          2) Chèn video (clip) vào bài giảng: Adobe Presenter / Impor Video 
                 Chỉ hỗ trợ các định dạng: asf; wmv; mpg; mp4; dv; dvi; mov; 3g; flv 
         3) Chỉnh sửa clip: Adobe Presenter / Edit Video 

Phần 6: CHÈN CÂU HỎI TƯƠNG TÁC

          1. Adobe Presenter / Quiz Manager / Default Labels 
          2. Việt hóa nhãn, phần thông báo khi học sinh chọn làm bài tập trắc nghiệm
          3. Adobe Presenter / Quiz Manager / Edit / Quiz Settings


* Bạn bấm nút Question Review Massage để bật hộp thoại,bạn cần việt hóa trong hộp thoại này như sau:


        1. Việt hóa nhãn, phần thông báo khi học sinh chọn làm bài tập trắc nghiệm
        2. Cài đặt hành động xảy ra khi HS trả lời câu hỏi 
        3. Adobe Presenter / Quiz Manager / Edit / Pass or Options 
        4. Tạo câu hỏi cho mỗi bộ câu hỏi.
             Adobe Presenter / Quiz Manager / Chọn bộ câu hỏi / Add Questions 
                  
* Thông tin phản hồi cho người học
                        1.Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple choice) 
                        2.Câu hỏi dạng đúng – sai (True – False)
                        3.Câu hỏi dạng điền khuyết 
                        4.Câu hỏi có trả lời ngắn với ý kiến của mình 
                        5.Câu hỏi dạng ghép đôi (Matching)
                        6. Loại câu hỏi điều tra, thăm dò, đánh giá mức độ tiếp thu.


Phần 6: Đóng gói bài giảng

                - Chuẩn S-CORM:   Adobe Presenter / Quiz Manager / Reporting
                - Đồng bộ tất cả các slide: Adobe Presenter / Slide Manager / Select All / None
                 Làm gì trước khi đóng gói ?
                       * Đóng gói: Adobe Presenter / Publish

VI. Tiêu chuẩn đánh giá một bài giảng E-Learning.

1.   Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
          -   Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.
          -   Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
          -   Giúp người học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi.

2.   Kĩ năng trình bày:
         -   Màu sắc không lòe loẹt;
         -   Không có âm thanh ồn ào, nhạc nổi lia lịa;
         -   Chữ đủ to, rõ, không bé quá;
         -   Không ghi nhiều chữ chi chít;
         -   Mỗi Slide nên có một tít chủ đề;
         -   Có Slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.

3.   Kĩ năng thuyết trình:
        -   Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối;
        -   Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu;
       -   Trước khi đi thuyết trình, giảng bài, cần tìm hiểu đối tượng nghe giảng là ai? Tâm lý và mong muốn của họ? Cố gắng nói cái họ cần hơn là nói cái mình có đáp ứng tiêu chí tự học:
       -   Có nội dung phù hợp
       -  Có tính sư phạm

4.   Kĩ năng Multimedia:
       -   Có âm thanh;
       -   Có video ghi giáo viên giảng bài;
       -   Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề bài giảng;
       -   Công nghệ: Chuẩn SCORM. AICC, công cụ dễ dùng, có thể Online hay Offline…

5.   Sọan câu hỏi:
            Các câu hỏi ở đây không phải để thi cử, lấy điểm. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung không nên giảng luôn, mà chuyển sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý.

6.   Có nguồn tài liệu phong phú liên quan đến bài học. Tài liệu, website tham khảo để người đọc chủ động đọc thêm tuy nhiên cũng tránh việc trích dẫn tràn lan.

( Trích từ tài liệu tập huấn bài giảng điện tử e-Learning của Cục CNTT – Bộ GD&ĐT)


ISPRING SUITE 9.0 FULL 32BIT
32 Bit 64 Bit
VIET HOA ISPRING SUITE 9.0
Google Drive

Đăng nhận xét

0 Nhận xét